Hệ thống van tim đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ tuần hoàn, giúp quá trình lưu thông, vận chuyển máu đi nuôi cơ thể được diễn ra thuận lợi.

Thế nhưng, ngày nay các bệnh van tim lại đang ngày càng gia tăng. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này qua bài viết dưới đây!

1. Bệnh van tim là bệnh gì?

Việc lưu chuyển máu giữa các buồng tim được thực hiện theo một chu trình là do hoạt động của hệ thống van tim.

Các van tim có cấu trúc dạng thanh mảnh, mềm mại, được hình thành bởi các lá van, các dây chằng, cột cơ giúp cho các van tim được cố định.

Hệ thống van tim gồm có: van hai lá, van ba lá, van động mạch phổi, van động mạch chủ.

Bệnh van tim là tình trạng cấu trúc của van bị tổn thương, làm cho van không đóng hay mở ra như bình thường, làm ảnh hưởng tới chức năng bơm máu của tim.Bệnh van tim!

Bệnh gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sinh hoạt của người bệnh.

Hiện nay, có hai bệnh van tim phổ biến là:

  • Hẹp van tim:

Là hiện tượng van tim không mở được hết cỡ như bình thường, làm lượng máu di chuyển xuống buồng tim dưới hoặc lượng máu đi ra động mạch bị giảm.

  • Hở van tim:

Là tình trạng van tim không còn đóng kín lại như trước nữa. Điều này gây ra hiện tượng máu bị trào ngược lại trong thời kỳ đóng van.

2. Nguyên nhân

Các bệnh van tim có thể đã bị từ khi sinh ra, bệnh bẩm sinh. Nguyên nhân này gây ra van bị sai kích thước, bị thay đổi hoặc việc cố định van bị lỏng lẻo, thường xảy ra ở van tim động mạch phổi và van tim động mạch chủ.

Ngoài nguyên nhân bẩm sinh thì bệnh van tim còn do một số nguyên nhân sau:

Viêm nội mạc tim

Vi khuẩn tấn công vào các van tim gây ra các lỗ hổng ở van và để lại sẹo, làm van tim bị rò rỉ.

Hoặc cũng có thể do khi làm thủ thuật nha khoa, phẫu thuật bị nhiễm trùng nghiêm trọng, các vi khuẩn gây bệnh viêm nội tâm mạc vào máu.

Sốt thấp khớp

Liên cầu khuẩn làm cho van tim bị dày dính, co kéo hay vôi hóa. Lâu ngày, việc này sẽ khiến cho van tim bị hẹp lại hoặc đóng không kín – hở van.Van tim

Bệnh huyết áp cao, xơ vữa động mạch

Các bệnh này tác động làm thay đổi cấu trúc tim, tăng áp lực cho các van tim, chủ yếu ở van hai lá và van động mạch chủ.

Nhồi máu cơ tim

Gây ra tổn hại tới dây chằng của van hai lá, gây hở van.

Tuổi cao

Lúc về già, các van hoạt động kém linh hoạt, dễ dẫn đến việc bị rách hoặc bị các mảng bám canxi tại van, làm cho van bị dày lên và xơ cứng, gây ra các bệnh về van tim.

Các nguyên nhân khác

Ngoài ra, bệnh van tim còn do một số nguyên nhân như: phình động mạch chủ, bệnh giang mai, bệnh mô liên kết, các khối u, thuốc hoặc bức xạ.

3. Triệu chứng và dấu hiệu

Ở giai đoạn đầu, để khắc phục hậu quả của việc các van tim làm việc không hiệu quả, trái tim của chúng ta sẽ điều tiết nhằm thích ứng được với việc này.

Như buồng tim giãn ra để tăng thể tích chứa mau hay cơ tim dày lên để việc bơm máu mạnh mẽ hơn. Do đó, ở giai đoạn đầu, khi bệnh van tim còn ở mức độ nhẹ thì bệnh nhân sẽ khó lòng mà nhận biết được bệnh.

Người bệnh chỉ phát hiện được khi tình cờ đi khám sức khỏe.

Qua thời gian, sự nỗ lực của trái tim không còn hiệu quả nữa và lúc này một loạt các dấu hiệu sẽ biểu hiện ra bên ngoài mà các bạn dễ dàng thấy được, gồm:

Khó thở

Mới đầu, dấu hiệu khó thở chỉ xảy ra khi bạn làm những công việc nặng hoặc gắng sức làm cho được một việc gì đó, chỉ cần làm việc nhẹ nhàng là không bị.

Sau đến cả khi thực hiện những công việc đơn giản, nhẹ nhàng cũng khiến bạn cảm giác khó thở. Nặng hơn nữa, là đến khi nghỉ ngơi những cơn khó thở vẫn ghé thăm bạn.

Đau thắt ngực

Việc van tim bị tổn thương dẫn tới lưu lượng máu bị thiếu hụt, dẫn đến các cơn đau thắt ngực diễn ra, khiến bạn có cảm giác nhức nhối âm ỉ. Cơn đau có thể kéo xuống tới cả bả vai, lan sang hai cánh tay hoặc vùng lựng.

Loạn nhịp tim, hồi hộp, choáng

Nhịp tim đập bị loạn, không ổn định, huyết áp giảm, tác động tới dòng máu lưu chuyển lên não, dẫn tới việc choáng váng, mờ mắt.

Mệt mỏi

Tổn thương về van khiến tim và hệ tuần hoàn phải làm việc tích cực hơn, lượng máu đi nuôi cơ thể mỗi vòng tuần hoàn bị giảm xuống, cùng các ảnh hưởng khác khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, không có sức sống.

Sưng phù

Sưng phù ơn mắt cá chân, bàn chân hoặc bụng, phù phổi do tích nước

4. Phương pháp chữa bệnh

Điều trị bằng bài thuốc đông y

Đông y với nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch và van tim từ xưa đến nay. Với sự lành tính cũng như hiệu quả tác động từ gốc nên nhiều người vẫn chọn các bài thuốc đông y để chữa trị bệnh của mình.

  • Bài thuốc “tâm mạch hoàn huyết thang”:

Nhằm điều trị bệnh hở van tim hiệu quả, các thầy thuốc đông y đã nghiên cứu thành công bài thuốc gồm có 16 vị thuốc.

Nguyên liệu gồm: đan sâm, liên kiểu, táo nhân, sinh địa, sơn thù, hạnh nhân, ý dĩ, địa long, độc hoạt, sinh khương, xích thược, kê huyết đằng, đan bì, trí mẫu, chi tử, lương truật.

Phương pháp điều trị bằng đông y!
Phương pháp điều trị bằng đông y!

Bài thuốc giúp sơ phong thanh nhiệt, tuyên thông kinh lạc, dưỡng âm, dưỡng huyết, ích khí. Giúp giãn mạch, lưu lượng động mạch vành tim tăng lên, cải thiện vi tuần hoàn, nâng cao sức chịu đựng của các tế bào cơ tim.

Đồng thời, bài thuốc giúp hạ huyết áp, ổn định huyết áp, giúp an thần, điều trị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ.

Cách dùng: Sắc chung với nước uống 3 lần mỗi ngày.

Điều trị bằng bài thuốc Nam

Đất nước Việt Nam của chúng ta tuy không rộng lớn nhưng lại có chứa rất nhiều loại cây cỏ bình thường mà có tác dụng thần kỳ trong việc chữa bệnh.

Sau đây xin giới thiệu tới các bạn một bài thuốc nam chữa bệnh hở van tim và ngừa nhồi máu cơ tim rất hiệu quả:

Sự kết hợp giữa cây óc chó và hẹ.

Chắc không còn xa lạ gì với mọi người, đặc biệt là với người phụ nữ nội trợ. Trong rau hẹ có chứa tới 4 loại đường cùng 20 hợp chất, có tác dụng lớn trong việc chống u.

Lá hẹ có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn, và cùng nhiều bệnh khác.

Cây óc chó, người miền Bắc gọi với cái tên cây sung dại, còn người miền Nam gọi là cây ổi dại. Theo phân chất thì trong quả óc chó có chứa 14 – 20% protein, hơn 60% dầu béo, còn lại là carbohydrate, chất xơ cùng các chất vô cơ.

Nó có công dụng bồi bổ, ức chế vi rút, kháng khuẩn, an thần, chống co thắt cơ trơn, giảm thân nhiệt.

Nguyên liệu: 9 đọt cây óc chó, 1 bó lá hẹ tươi.

Cách làm: bạn dùng 9 đọt cây óc chó cho ½ ly nước, giã vắt lấy nước. Bó lá hẹ tươi bạn cũng cho ½ ly nước, giã vắt lấy nước. Sau đó bạn cho hai ly để riêng, đem phơi sương vào buổi tối, đến 12 giờ đêm thì mang vào.

Rồi uống từng ly một, mỗi ly cách nhau 30 phút, ly nào uống trước cũng được.

Liều dùng: mỗi tuần bạn uống như vậy vào hai đêm liên tiếp, tuần sau cũng uống đúng vào 2 ngày của tuần trước.

Vị thuốc này như một cứu tinh đối với rất nhiều người bị bệnh van tim. Bài thuốc gồm các vị thuốc: nấm lim xanh, ngưu hoàng (sỏi mật trâu bò), trúc hoàng (nước cây tre đang sống), sắn sá mộc, ô rô núi.

Thực hiện: Lấy được vị thuốc trúc hoàn rất cầu kỳ, phải phạt ngọn tre xuống khi mặt trời lặn, bẻ cong xuống đất, rồi cho hai chai nước vào hứng.

Đến sáng sớm hôm sau, lại phải dậy sớm lấy chai nước xuống trước lúc mặt trời chưa ló. Bụi tra có mối đùn thì càng nhiều nước. Sau đó sắc lên để uống hằng ngày.

5. Cách phòng ngừa

Trong tình hình nền kinh tế nước ta còn nghèo, việc bị bệnh vừa làm ảnh hưởng tới sức khỏe, vừa làm cho công việc của chúng ta bị trì trệ.

Bên cạnh đó còn tốn tiền chữa bệnh điều trị. Do đó, biện pháp phòng tránh cần thiết hơn bao giờ hết. Để phòng ngừa bệnh van tim, bạn cần:

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Một chế độ ăn uống hợp lý giúp cơ thể có những dưỡng chất cần thiết, đồng thời sức khỏe được ổn định, sức đề kháng tốt sẽ giúp hạn chế việc phát sinh các bệnh dẫn tới bệnh van tim.

Cũng như phòng ngừa được trước sự tấn công của các vi rút, vi khuẩn.

Môi trường sống trong lành

Môi trường sống ẩm thấp, ô nhiễm, thiếu vệ sinh,… là nơi cư trú và hiểm họa của rất nhiều căn bệnh, trong đó có bệnh van tim.

Hãy luôn thực hiện các hoạt động vệ sinh nơi mình ở được sạch sẽ, không khí trong lành giúp cho chất lượng cuộc sống được nâng cao, góp phần đẩy lùi bệnh dịch.

Thăm khám định kỳ

Bệnh van tim thường diễn biến âm thầm, khi đã có các dấu hiệu cụ thể biểu hiện ra bên ngoài thì bệnh đã phát triển được một thời gian rồi.

Vì vậy, để phát hiện sớm cũng như việc điều trị được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, bạn cần phải đi thăm khám tim mạch định kỳ, ít nhất là 1 đến 2 lần trong năm.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về bệnh van tim. Bạn cần lưu ý những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, để xác định được chính xác và có phương pháp điều trị cụ thể với tình hình của bạn, bạn cần đến gặp bác sỹ hoặc các chuyên gia y tế để được tư vấn trực tiếp.

Hi vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ có cho mình thêm những hiểu biết về căn bệnh này.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.