Những bệnh nhân có số đo áp huyết cao hơn 140/90mmHg, mạch tim đập 80 sẽ có nguy cơ cao áp huyết gây tai biến và tê liệt. Để ngừa bệnh này, chúng ta hãy tự chữa mỗi lần uống thuốc hạ huyết áp mà không giảm bằng cách vuốt mạch, hạ huyết áp.

Theo Khí Công Y Đạo, giá trị của 3 số đo có ý nghĩa

1. Khí lực
2. Huyết
3. Hàn-nhiệt

a, Số 140 là Khí Lực, nếu lớn hơn 140 là khí lực tăng, cần phải làm giảm.

b, Số 90 là Huyết, nếu lớn hơn là dư huyết, cần phải làm giảm.

c, Số 80 là nhịp tim, nếu cao hơn là có bệnh liên quan đến đường lảm tay chân nóng, cần phải làm giảm.

Áp huyết cần phải đo 2 tay, áp huyết tay trái liên quan đến bao tử, áp huyết tay phải liên quan đến gan.

Khi đo áp huyết, cũng nên đo độ đường trong máu.

Cách vuốt huyệt hạ áp:

Quý vị hãy áp dụng thử theo thứ tự hướng dẫn dưới đây, chỉ chữa bên tay nào có áp huyết cao hơn.

Thí dụ đo 2 bên tay có số đo là 145/95mmHg nhịp tim 85, bên kia là 150/92mmHg nhịp tim 82, thì chúng ta chọn bên cao hơn là 150 để chữa.

Điều quan trọng theo lý thuyết đông y, Khí lực cao thì gọi là Khí có bệnh, thì đông y không chữa vào khí, mà dùng Huyết chữa Khí.

Khi chữa 1 bên thì đo lại hai tay sẽ thấy cả 3 số ở cả hai bên tay đều thay đổi.

Chúng ta hãy cùng thử nghiệm:

Chỉ được chọn một bên tay chân nào có khí lực cao, chọn a hay b.

– Làm giảm Huyết (tâm trương) sẽ làm hạ Khí lực làm giảm áp huyết và đường.

a, Chọn huyệt làm giảm huyết bên tay trái và chân trái nếu tay trái cao hơn tay phải:

Huyệt chọn để chữa là Tả Thương Khâu, tả Xích Trạch. Cách vuốt như dưới đây, bôi dầu trơn trước khi vuốt.vuốt huyệt, hạ huyết áp, ngừa tai biến! vuốt huyệt, hạ huyết áp, ngừa tai biến!

Vuốt từ Thương Khâu lên Âm Lăng Tuyền 6 lần rồi ấn day Thương Khâu 6 lần nghịch.

Vuốt từ Trung Phủ xuống Xích Trạch 6 lần rồi ấn day Xích Trạch 6 lần nghịch.

b, Chọn huyệt làm giảm huyết bên tay phải, chân phải, nếu áp huyết bên tay phải cao hơn tay trái : Huyệt chọn để chữa Tả Hành Gian, tả Thần Môn, cách vuốt như hướng dẫn sau:vuốt huyệt, hạ huyết áp, ngừa tai biến! vuốt huyệt, hạ huyết áp, ngừa tai biến!

Vuốt từ Hành Gian lên Thái Xung 6 lần rối ấn day Thái Xung 6 lần nghịch.

Vuốt từ Linh Đạo đến Thần Môn 6 lần rồi ấn day Thần Môn 6 lần nghịch

Sau khi vuốt huyệt chân rồi đến tay xong, thì đo lại áp huyết hai tay, áp huyết hai tay sẽ thay đổi. Nếu áp huyết chưa xuống như ý muốn thì vuốt lại lần thứ hai.

Nếu khi đo lại áp huyết hai tay, chúng ta sẽ thấy nhịp tim giảm. Chúng ta có thể đo đường lại để so sánh thấy đường trong máu hạ

Phân tích một thí dụ về kết qủa thực tập của một bệnh nhân:

Đo áp huyết 2 tay trước khi vuôt huyệt :Tay trái 134/90/96 tay phải 140/93/94
Đo đường 7.5mmol/l

Thông thường có 6 cách làm hạ áp huyết :

1. Làm hạ khí tay trái rồi đo lại 2 tay : Tay trái 124/85/85 Tay phải 132/86/84
2. Làm hạ khí tay phải rồi đo lại 2 tay : 127/90/86 122/88/86
3. Làm hạ huyết tay trái rồi đo lại 2 tay : 123/88/89 129/85/88
4. Làm hạ huyết tay phải rồi đo lại 2 tay : 114/84/85 115/81/82
5. Làm hạ nhịp tim tay trái rồi đo lại 2 tay : 124/91/85 121/83/84
6. Làm hạ nhịp tim tay phải rồi đo lại 2 tay : 121/83/85 132/86/85
7. Làm hạ nhịp tim là làm hạ nồng độ đường, đo lại đường : 5.1mmol/l

Trong 6 cách làm hạ áp huyết, chúng ta thấy cách thứ 4 làm 3 số xuống thấp nhất, vì nó đúng với lý thuyết đông y là Khí lực cao thì phải hạ Huyết. Nếu theo lý thuyết này thì thay vì chữa 6 lần chúng ta chỉ chữa 1 lần. Rồi đo lại áp huyết hai tay và dđo đường để so sánh trước và sau khi chữa.

So sánh trước khi chữa:

Tay trái : 134/90mmHg nhịp tim 96 tay phải : 140/93mmHg nhịp tim 94 đường 7.5mmol/l

Sau khi chữa:

Tay trái : 114/84mmHg nịp tim 85 Tay phải : 115/81mmHg nhịp tim 82 đường 5.1mmol/l

Vuốt xương ống chân làm hạ áp huyệt cực nhanh, xuống được 30mmHg

Những người áp huyết cao, thí dụ 170mmHg, vuốt từ mắt cá trong theo sát xương ống chân mặt trong lên khoeo chân, rồi từ dưới đầu gối vuốt sát xương ống chân phía ngoài xuống giữa cổ chân, kể là 1 lần, vuốt 18 lầh, áp huyết xuống cả 3 số, nhưng số tâm thu xuống được 30mmHg. Nếu vuốt chậm nhịp tim cao thành thấp.

Đo áp huyết 2 tay, bên tay nào cao thì vuốt chân bên đó. Cả 2 bên cao thì vuốt cả hai bên. Nếu áp huyết thấp thì vuốt ngược lại, từ cổ chân lên theo sát xương ống chân ngoài, rồi từ khoeo chân trong theo sát xương ống chân trong xuống mắt cá, vuốt 18 lần.

Bài này đã cấp cứu được nhiều người tai biến đang hôn mê trong bệnh viện, vuốt xong bệnh nhân tỉnh lại.

Riên có 1 trường hợp đặc biệt lạ tây y khó chữa:

Hôn mê, bác sĩ chẩn đoán tai biến do kết qủa scan não, nhưng đo áp huyết tay phải 139/75mmHg 66, tay trái 103/66mmHg 64.

Tôi nói trường hợp này không phải tai biến. Hôn mê do kiêng ăn, ăn ít nên khí lực tâm thu của bao tử bên tay trái thấp 103, tâm trương là lượng máu thấp 66, nhịp tim thấp là thiếu đường. Thử đường-huyết 4.5mmol/l.

Cách chữa, vuốt xương ống chân bên trái 18 lần cho tăng áp huyết, vuốt xương ống chân bên phải 18 lần làm hạ áp huyết, vuốt xong bệnh nhân mở mắt tỉnh lại. Đo lại áp huyết : tay trái 106/68mmHg 66, tay phải 110/70mmHg 67. Nhịp tim còn thấp, lúc đó bệnh nhân tỉnh nói chuyện được, cho uống 3 thìa đường cát vàng, nhịp tim tăng 72-75. Sau khi uống xong bệnh nhân khỏe bình thường.

Như vậy hôn mê do khí lực co bóp các cơ yếu, lực co bóp thiếu đường không đủ đường làm mạnh gân cơ, do ăn ít và kiêng đường.

Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo:

* 95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60-120 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
* 100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 60-70 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
* 110-120/65-70mmmạch tim Hg, đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
* 120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
* 130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Đường-huyết khi đói cũng như khi no lúc nào cũng ở mức an toàn 7.mmol/l. Tiêu chuẩn khi đói từ 6.0-8.0mmol/l, khi no từ 8.0-10.0mmol/l

Xem thêm: Phòng và điều trị tai biến mạch máu não bằng An Cung Trúc Hoàn?