Hiện nay đột quỵ não vẫn đang được xếp vào nhóm các căn bệnh có nguy cơ gây tử vong cao nhất trên thế giới, gây khó khăn cho các bác sĩ chuyên ngành hiện đại cũng như các thầy thuốc y học cổ truyền. Khi phát hiện người bệnh, việc sơ cấp cứu là vô cùng cần thiết nhằm bước đầu bảo vệ cho tính mạng của bệnh nhân. Vậy quá trình này diễn ra như thế nào, phải thực hiện những gì thì chúng tôi sẽ giới thiệu và chia sẻ các kinh nghiệm của mình đến quý độc giả qua bài viết Sơ cấp cứu người tai biến mạch máu não cấp tính, cấp độ 2 hiệu quả.

Tai biến mạch máu não là bệnh gì?

Đột quỵ não là tình trạng xảy ra khi máu mang theo Oxygen và các chất dinh dưỡng nuôi não bộ không lên được não. Không có oxygen và dưỡng chất sẽ làm ảnh hưởng lớn đến khả năng làm việc của bộ não con người. Không còn nguồn cung dinh dưỡng tức là phần não bộ bị thiếu hụt máu đó sẽ bị mất năng lực hoạt động trong vài giây hoặc nghiêm trọng hơn là vài giờ dẫn đến tê liệt não bộ và dần rơi vào tình trạng nguy hiểm nhất là chết não do các tế bào não đều đã bị hoại tử. Phần cơ thể được vùng não bộ đó điều khiển sẽ bị tác động theo, dẫn tới không thể hoạt động được nữa vì không còn cơ quan trung ương chỉ huy.

Sơ cứu người tai biến mạch máu não #5 điều cần chú ý!
Sơ cứu người tai biến mạch máu não #5 điều cần chú ý!

Tai biến máu não cấp tính là hiện trạng diễn ra khi bệnh đã vào giai đoạn nghiêm trọng có nguy cơ gây nên nhiều hệ quả nặng nề, nguy hiểm cho bệnh nhân cũng như đe dọa tính mạng của họ. Với mức độ nguy hiểm cao nhất, bệnh ở giai đoạn này rất khó để điều trị thành công hay dứt điểm. Do không phát hiện và cấp cứu kịp thời, nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra, khả năng sống sót của người bệnh không lớn. Đột quỵ cấp tính có thể có các dấu hiệu như đột ngột hoa mắt chóng mặt, đau đầu, choáng, không nâng được tay, chân, không cầm được vật, đi lại khó khăn, đột nhiên mất giọng, ngọng, khó nói hết câu…

Tai biến mạch máu não có 2 dạng cấp độ. Cấp độ 1 là nhồi máu não, thường gặp hơn, chiếm khoảng 85% các ca bệnh đột quỵ, nguyên nhân do tắc nghẽn mạch máu. Cấp độ 2 là xuất huyết não, ít gặp hơn, chỉ chiếm 15% tổng số trường hợp mắc bệnh, nguyên nhân là do mạch máu bị vỡ khiến máu lan ra và chèn vào các tế bào gây chết não. Dù là dạng thức nào thì cũng đều rất nguy hiểm khi không được sớm phát hiện, cấp cứu và điều trị tại bệnh viện.

Sơ cấp cứu người tai biến mạch máu não cấp tính, cấp độ 2 hiệu quả?

Sơ cứu là một giai đoạn vô cùng quan trọng khi phát hiện người bị tai biến mạch máu não trong lúc chờ cấp cứu. Có một số nguyên tắc và các bước cần thiết phải nhớ khi sơ cứu cho người bị đột quỵ.

Nhận biết các dấu hiệu bệnh:

Khi thấy bệnh nhân có các biểu hiện như không thể nói hết câu, miệng run, lệch, giọng nói bị ngọng đi, lời nhíu lại với nhau, không nhắc được câu đơn giản; khó đi lại hoặc cử động tay chân, cầm đồ vật lên thì làm rơi, đột nhiên vấp ngã; bị nôn, ói…

Yêu cầu họ thực hiện các hành động: cười, nói những câu đơn ngắn, nâng tay lên cao. Nếu họ không làm được các động tác này thì khả năng cao đã bị tai biến mạch máu não, nguy hiểm hơn là có thể vào giai đoạn cấp tính.

Ngay lập tức gọi cho 115 hoặc gọi điện yêu cầu cấp cứu từ bệnh viện gần nhất và tiến hàng sơ cứu cho người bệnh. Nếu có thể thì đưa vào bệnh viện lớn có uy tín về điều trị bệnh.

Cách sơ cứu trong khi chờ cấp cứu:

1/ Giai đoạn này vô cùng quan trọng vì nó có thể cứu được bệnh nhân, áp dụng cho cả cấp độ một nhồi máu não và cấp độ 2 xuất huyết não.

2/ Đặt bệnh nhân nằm yên và chếch đầu lên khoảng 30o, nới rộng áo quần, buông lỏng thắt lưng… để được thoáng hơn, tránh bức bí do quần áo vướng víu. Chú ý sắc mặt, nhịp thở để xem họ còn đủ tỉnh táo hay không. Nhắc bệnh nhân hít từ từ sâu vào rồi thở ra.

3/ Nếu bị nôn, quay đầu bệnh nhân về một phía và bỏ các chất dính ở mũi, miệng họ, không để chúng chắn đường thở.

4/ Nếu có hiện tượng động kinh, co giật thì để cả cơ thể nằm nghiêng và đặt cán muôi, thìa to hoặc vải miếng quanh việc bệnh nhân, tách hàm trên, hàm dưới để họ không vô tình cắn vào lưỡi.
Hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt ngay là bước sơ cấp cứu quan trọng khi bệnh nhân bị bất tỉnh, dừng thở.

5/ Không được cạo giao hay xoa bóp cho người bệnh, càng không được cho họ ăn, uống hay dùng bất kỳ loại thuốc gì và không được di chuyển người bệnh, chỉ để họ nằm yên một chỗ trong khi chờ xe cấp cứu.

Trên đây là một số lưu ý cần biết để sơ cấp cứu người tai biến mạch máu não cấp tính, cấp độ 2 một cách hiệu quả. Việc sơ cứu rất quan trọng vì qua đó chúng ta có thể cứu được không ít người bị đột quỵ trong khi phải chờ đợi bác sĩ đến.

10 “bí quyết vàng” cứu người đột quỵ

1 – Nhận biết sớm biểu hiện:

Méo miệng, biểu hiện rõ khi bệnh nhân cười, nhe răng. Yếu liệt tay chân, có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu bệnh nhân giơ hai tay, hai chân lên cao. Ngôn ngữ bất thường, giọng bị đơ đớ, có thể đề nghị bệnh nhân lặp lại cụm từ gì đó xem họ có hiểu và lặp lại được không. Đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện có điều trị đột quỵ gần nhất.

2 – Đừng chủ quan cơn thiếu máu não thoáng qua.

Trong nhiều trường hợp, người có triệu chứng đột quỵ chỉ bị “thoáng qua”, khoảng một giờ sau đó giảm dần, nhưng không vì vậy mà nghĩ rằng mình đã khỏe. Vì sự tắc nghẽn mạch máu nhỏ sẽ khiến một phần nhỏ mô não bị thiếu máu tạm thời và sớm được phục hồi nhờ cục máu đông tự vỡ (do kích thước nhỏ), hoặc mô não này có thể nhận được dòng máu từ một nhánh mạch máu cạnh bên.

Tuy nhiên, cứ 10 bệnh nhân có cơn thiếu máu não “thoáng qua” thì sẽ có 1 người xuất hiện đột quỵ thật sự trong một tuần kế tiếp.

3 – Xác định thời gian khởi bệnh đột quỵ.

4 – Giữ bệnh nhân nằm yên, tránh bị té ngã, sau đó cho bệnh nhân nằm đầu cao 30 độ.

5 – Đưa bệnh nhân đến ngay các trung tâm có thể can thiệp đột quỵ não cấp tính để được điều trị kịp thời.

6 – Nếu bệnh nhân lơ mơ, hôn mê: cần xem bệnh nhân thở bình thường, thở nhanh, thở chậm hay ngừng thở. Nếu ngừng thở thì cần hô hấp nhân tạo, vì cấp cứu hô hấp là việc đầu tiên phải làm để đảm bảo đủ oxy cho tim và não.

7 – “Thời gian vàng” để cấp cứu tính từ triệu chứng khởi phát cơn đột quỵ là sáu giờ. Thời gian tốt nhất là ba giờ sau khi xảy ra cơn đột quỵ.

Với sự tiến bộ của y học, ngày nay người ta có thể dùng thuốc làm tan cục máu gây ra tắc mạch máu não. Tuy nhiên, nó chỉ được dùng cho những người bệnh đến viện sớm trong vòng 4,5 giờ sau khi khởi phát bệnh.

Từ 4,5-6 giờ chỉ còn có thể áp dụng thông mạch bằng dụng cụ rút huyết khối.

Nếu muộn hơn, không còn thông mạch được nữa thì việc điều trị rất khó khăn, khả năng tiên lượng xấu rất cao.

8 – Tuyệt đối đừng chờ đợi với hi vọng cơn đột quỵ sẽ qua đi, hoặc cho bệnh nhân uống thuốc linh tinh… Theo các bác sĩ, khi có các dấu hiệu nghi bị đột quỵ, cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế càng nhanh càng tốt.

9 – Tự uống thuốc hạ huyết áp là tự hại mình.

10 – Đột quỵ thiếu máu não hiện có thể được điều trị nếu cấp cứu kịp thời. Khi thấy người nhà có dấu hiệu của đột quỵ, việc cần làm của người thân là gọi ngay cấp cứu.

Những sai lầm khi cứu người đột quỵ

1 – Không được tự ý điều trị cho bệnh nhân dù chỉ là bấm huyệt, châm cứu, cạo gió, cắt lễ… Vì những động tác này có thể làm chậm trễ việc điều trị, khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

2 – Không được cho bệnh nhân ăn uống để đề phòng nôn ói, trào ngược thức ăn vào đường thở sẽ rất nguy hiểm.

3 – Không tự ý dùng thuốc hạ áp hay ngậm thuốc huyết áp dưới lưỡi. Bởi vì đột quỵ có hai dạng đột quỵ do thiếu máu não và đột quỵ xuất huyết não, nếu bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu thì khi ngậm thuốc dưới lưỡi sẽ làm tuột huyết áp, các tĩnh mạch càng thiếu máu, làm tăng nguy cơ tử vong hơn.

Ngoài ra, tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân dẫn tới đột quỵ, nhưng nó là sự ảnh hưởng của một quá trình dài.

Ở thời điểm đột quỵ do tắc mạch máu thì cơ thể sẽ có cơ chế tự động tăng huyết áp để bằng mọi cách “khơi thông” dòng máu. Nếu uống thuốc hạ huyết áp vào thời điểm này sẽ đi ngược cơ chế tự nhiên của cơ thể và làm mất thêm thời gian.

Nguồn: dongnhanduong/tuoitre