“Đối với người trong nghề, để được thán phục và công nhận phương thuốc của ai đó là điều không dễ, bời mỗi người có một phương pháp và bí quyết chữa bệnh riêng, nhưng đối các bài thuốc chữa tai biến mạch máu não, hoại tử do chấn thương phải cắt bỏ chi của chị Thanh cũng như sự tận tâm của chị với người bệnh thì các đồng nghiệp của chúng tôi không thể không thừa nhận” Đó là lời nhận xét ngắn gọn của chị Ma Thị Kim Liên, Phó Chủ tịch Hội Đông y tỉnh về lương y Nguyễn Quý Thanh, hội viên Hội Đông y tỉnh, Người sáng lập lên Phòng chẩn trị đa khoa Việt Thanh Đông y, tổ 5, phường Phan Đình Phùng, T.P Thái Nguyên.
Lương y Nguyễn Quý Thanh sinh năm 1956, tại Bắc Giang. Năm 1990 khi còn là cô giáo dạy toán, chị bị một tai nạn dẫn đến chấn thương cột sống. Tai nạn khiến chị hơn 1 năm phải nằm bất động trên giường, phải từ bỏ giấc mơ đứng trên bục giảng. Nhìn đàn con nhỏ cần có sự chăm sóc của người mẹ, chị đã không chịu đầu hàng số phận. Chị đọc cuốn sách về các bài thuốc đông y mà bố chồng chị để lại trước khi ông qua đời, linh tính mách bảo chị hãy làm theo bài thuốc chữa gẫy xương trong sách dạy. Chị nhờ người mua thuốc và quyết tâm tự chữa bệnh theo sách. Kết quả thật bất ngờ, 5 ngày sau chị đã có thể ngồi dậy được. Vượt qua những truân chuyên trong cuộc sống gia đình, vừa lo cho con ăn học, năm 2000, chị nhập học tại Trường Đại học Y Khoa Thái Nguyên, ngành chuẩn hóa đông y Đa khoa.
Sau đó chị nghiên cứu cách chữa bệnh hoại tử do chấn thương phải cắt bỏ chi và chữa vô sinh nam. Cơ duyên dẫn chị tới nghề y có lẽ không phải ngẫu nhiên mà là do sự được thừa hưởng dòng máu di truyền của các cụ tổ Thái y truyền lại (Trong gia phả họ Nguyễn Quý, dòng họ của gia đình chị đã có 3 đời từng làm Thái y Triều đình). Năm 2004, chị bắt đầu nghiên cứu chữa bệnh tai biến theo bài thuốc gia truyền của gia đình. Cũng kể từ đó chị đã giành lại được cuộc sống lành lặn cho không biết bao nhiêu bệnh nhân bị tai biến. Không quản khó khăn, vất vả, bước chân chị không biết đã đặt lên hầu hết các tỉnh, thành để đến với những bệnh nhân tai biến nặng. Chị chia sẻ: Tôi nghĩ đã là lương y, cùng với y thuật thì y đức phải đặt lên hàng đầu, tôi đã chuyển tình yêu, tâm huyết và trách nhiệm của mình vào từng thang thuốc”.
Cho đến bây giờ, gia đình ông Nông Viết Chương, xóm Phúc Lộc, xã Cao Ngạn (T.P Thái Nguyên) vẫn chưa hết mừng vui khi được biết lương y Nguyễn Quý Thanh. Bà Nguyễn Thị Tình, vợ ông nhớ lại: Năm 2011, ông nhà tôi bị bệnh viện đã trả về sau khi bị tai biến và tràn máu ở 2 bán cầu não. Không còn hy vọng gì ra đình đã chuẩn bị hậu sự cho ông ấy. Nhờ có người quen thầy thuốc Thanh mách, gia đình tôi liên hệ, chị Thanh lúc bấy giờ đang đi chữa bệnh cho người ta ở Thái Bình, lặn lội về đến nhà tôi cũng đã 9 giờ tối, mặc ngoài sân đã bắc rạp xong, chị Thanh vẫn kiên nhẫn khám cho ông ấy. Ông nhà tôi nằm trên giường 2 răng cắn chặt, chị Thanh bấm huyệt cho được thuốc vào miệng ông ấy. Đến khoảng 3 giờ sáng chân ông ấy bắt đầu cử động được và đến 6 giờ sáng thì đòi ăn được. 20 ngày sau ông ấy bình phục hoàn toàn. Chị Thanh chữa bệnh không vì tiền bạc nếu không ông nhà tôi đã không còn được đến ngày hôm nay”.
Khỏi phải nói niềm vui trở về được từ cõi chết của những người như ông Chương sau khi được thầy thuốc Thanh điều trị lớn đến nhường nào. Lại có những bệnh nhân tuy vết thương không nguy hiểm đến mức đe dọa tính mạng nhưng họ đứng trước nguy cơ phải mất đi một phần cơ thể, họ đã tuyệt vọng đến nỗi không muốn sống. Lê Văn Tú (Thanh Hóa) là một quân nhân vừa tròn 20 tuổi: Năm 2009, trong một lần nghỉ phép từ đơn vị về thăm nhà anh bị tai nạn, cánh tay trái sau 8 lần mổ đã bắt đầu hoại tử và bác sĩ có chỉ định phải cắt bỏ cánh tay. Nghĩ đến việc cơ thể không còn lành lặn, anh chán nản, trong những ngày chờ để làm phẫu thuật cắt bỏ tay, anh và từ chối mọi điều trị. Một người bạn của gia đình đến thăm và giới thiệu anh lên Thái Nguyên. Lúc tìm đến thầy thuốc Thanh, cánh tay trái của Tú đã teo hết. Sau 2 tuần dùng thuốc rửa vết thương và thuốc uống theo chỉ định của thầy thuốc Thanh, vết thương của anh đã lành và xin về quê. Tú về quê được hơn một tháng thì quay trở lại thăm ân nhân. Chị Thanh đã rất vui khi Tú đã xách biếu chị 10 kg gạo nếp bằng chính cánh tay từng bị thương.
Với mong muốn giúp đỡ được nhiều người, chị đã mở phòng khám và tập hợp được nhiều thầy thuốc y đức. Người bệnh đến đây được khám và tư vấn miễn phí; Điều trị bệnh, người nghèo được giản 30% tiền thuốc; 3 ngày đầu nếu bệnh tình không có dấu hiệu thuyên giảm, bệnh nhân được miễn phí toàn bộ tiền ăn, ở, tiền thuốc và miễn phí làm các thủ thuật, sau 3 ngày, nếu bệnh có biến chuyển phòng khám mới nhận điều trị tiếp. Nguyên liệu trong các bài thuốc của chị hoàn toàn là từ cây rừng ở mọi miền đất nước. Thuốc được tự tay chị chưng cất thành dạng cao, khi sử dụng chỉ cần hòa vào nước.
Với những đóng góp đáng kể cho nền y học cổ truyền của tỉnh, của đất nước, sản phẩm thuốc chữa tai biến của lương y Nguyễn Quý Thanh đã được người tiêu dùng bình chọn top 100 sản phẩm uy tín, chất lượng cao của Việt Nam và được vinh danh. Chị còn vinh dự là 1 trong 50 người được vinh danh Doanh nhân ưu tú đất Việt năm 2013. Trong thời gian tới, chị dự định sẽ ra mắt Trung tâm để có điều kiện đón tiếp và điều trị cho nhiều người bệnh hơn nữa.