Nội Dung Chính Trong Bài Viết
Đan sâm giảm các cơn đau thắt ngực
Đan sâm là loại cây cỏ sống lâu năm, có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết. Rễ đan sâm phơi khô có tác dụng đặc hiệu trong chữa trị động mạch vành, các cơn đau thắt ngực và được sử dụng để điều trị tai biến mạch máu não.
Tam thất chữa động mạch vành
Tam thất có vị đắng ngọt, tính ôn, có tác dụng hoạt huyết,tiêu ứ huyết, giảm đau,giảm lượng cholesterol trong máu, hạ đường huyết, kích thích hệ miễn dịch, … Chất noto ginsenosid trong tam thất bảo vệ tim chống lại các tác nhân gây loạn nhịp, giãn mạch và ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Bài thuốc:
- Bột tam thất 1,5g
- Bột ngọc trai 0,3g
- Bột xuyên bối mẫu 3g.
- Uống ngày 2 lần, liên tục tới khỏi.
Lưu ý: Với những người bị nóng trong, hay đổ máu cam thì nên chú ý liều lượng sử dụng tam thất. Nên đến các cơ sở khám Đông y để được kê đúng liều lượng.
Đặc biệt, bài thuốc kết hợp giữa đan sâm và tam thất rất hiệu quả trong điều trị bệnh tim mạch.
- Cây dừa cạn chữa cao huyết áp
- Điều trị bệnh tim mạch
Dừa cạn
Trong dân gian thường dùng cây dừa cạn để chữa cao huyết áp. Dừa cạn hay hải đằng, dương giác, bông dừa, hoa tứ quý là một loài thực vật trong chi Catharanthus thuộc họ La bố ma.
Dừa cạn có vị đắng, tính mát, có tác dụng hoạt huyết, an thần, lợi tiểu.Có thể sử dụng riêng dừa cạn hoặc kết hợp với một vài vị thuốc khác để chữa bệnh cao huyết áp.
Bài thuốc:
Hoa dừa cạn 6g (nên chọn hoa trắng ), hoa cúc (có thể thay bằng nụ hoa hòe) 10g, hãm với nước sôi uống trong bình kín 20 phút, uống thay trà trong ngày.
Lưu ý: Không dùng dừa cạn cho thai phụ và những người huyết áp thấp.
Cây hoa hoè
Cây hoa hòe (sophora japonica L., họ cánh bướm), mọc hoang và được trồng khắp nơi. Trong hoa hòe (và cả ở quả) cũng có chất Rutin (một loại vitamin P) dùng cho bệnh nhân cao huyết áp để tăng cường sức chịu đựng của mao mạch.
Cây cúc hoa có 2 loại:
– Cây cúc hoa trắng (Chrysanthemum sinensis).
– Cây cúc hoa vàng (Chrysanthemum indicum).
Cây cúc hoa họ Cúc được trồng nhiều ở nước ta để làm thuốc hay ướp chè (Hưng Yên, Hà Nội). Nhân dân ta cũng thường dùng cúc hoa để chữa bệnh cao huyết áp, sốt, nhức đầu…
Cây thuốc hoạt huyết dưỡng não
Bạch quả (Ginkgo bibola Lin.) thuộc họ Bạch quả, là loại cây to, cao tới 20 – 30m, có ở Trung Quốc, Nhật Bản. Ở Việt Nam, chỉ thấy trồng rải rác làm cảnh tại một số nơi. Các bộ phận được sử dụng làm thuốc: lá, quả và nhân.
Y học cổ truyền đã ghi nhận: bạch quả ăn chín ích khí, ích phổi, tiêu đờm, trị ho hen…
Còn y học hiện đại dùng dưới dạng cao để chữa các chứng bệnh: kém trí nhớ, cáu gắt ở người cao tuổi, chứng ngủ gà do thuốc tác dụng trên vi tuần hoàn.
Các dược liệu chứa glycoside tim
Hiện chỉ còn digoxin và digitoxin được dùng ở lâm sàng.
Tất cả đều có nguồn gốc từ thực vật: các loài Digitalis, Strophantus.
Digitalis làm tâm thu ngắn và mạnh, tâm trương dài ra, nhịp tim chậm lại. Nhờ đó, tim được nghỉ nhiều hơn, máu từ nhĩ vào thất ở thời kỳ tâm trương được nhiều hơn, cung lượng tim tăng và nhu cầu oxy giảm. Do đó bệnh nhân đỡ khó thở và nhịp hô hấp trở lại bình thường. Digitalis còn làm giảm dẫn truyền nội tại và tăng tính trợ của cơ tim nên nếu tim bị loạn nhịp, thuốc có thể làm đều nhịp trở lại.
Chỉ định của Glycosid tim:
– Suy tim cấp do: choáng, phù phổi cấp, viêm cơ tim: Ouabain, Strophantin.
– Suy tim mãn do tổn thương van tim, giãn tâm thất: Digoxin, Digitoxin.
– Suy tim nhịp nhanh.
– Phòng suy tim trong nhiễm trùng nhiễm độc: Strophantin, Digoxin.
– Các rối loạn nhịp tim, rung nhĩ, nhịp nhanh trên thất loạn nhịp: Digoxin, Digitoxin.
– Đau thắt tim hoặc phòng nhồi máu cơ tim: Strophantin.
Các cây chứa glycoside tim gồm:
Trúc đào – Apocynaceae; sừng trâu – Strophanthus caudatus (Linnaeus) Kurz; thông thiên – Semen Thevetiae (hạt); dương địa hoàng – Digitalis purpurea L; hạt đay: đay quả dài: Corchorus olitorius L. Họ đay: Tiliaceae.
BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ/ suckhoedoisong