Lặn lội tới xã Mai Đình (Hiệp Hòa, Bắc Giang) để tìm Đặng Văn Tiệp, ra đón chúng tôi là một chàng trai cao ráo, khỏe mạnh, dáng đi hơi cà nhắc. Tiệp năm nay 26 tuổi, hiện đang là quản lý dây chuyền của một đơn vị chuyên biệt về dược liệu.
Câu chuyện của Tiệp tưởng chừng như hiếm gặp, nhưng nó lại xảy ra với rất nhiều người: một vụ tai nạn nghiêm trọng để lại di chứng nặng nề, mà có thể, nạn nhân sẽ mất đi đôi chân vĩnh viễn khi bị nhiễm trùng khớp háng.
Nhìn chàng trai khỏe mạnh, vui vẻ đi lại rót nước pha trà, thi thoảng trả lời những câu hỏi vu vơ, nhiều người không thể tin được trước đó, Tiệp từng suýt mất một bên chân, mất hết nghị lực sống và muốn tìm đến cái chết.
Nội Dung Chính Trong Bài Viết
Họa vô đơn chí
Năm 19 tuổi, Tiệp không may gặp tai nạn. Người ta đâm phải anh, trong lúc anh đang một mình lái xe trên đường. Để tránh va chạm, Tiệp bỏ xe, nhảy vào trong vỉa hè. Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, Tiệp tránh được người đi dưới lòng đường thì bị người đi trên vỉa hè tông trúng đùi.
Tai nạn giao thông lần đó khiến Tiệp bị gãy chân. Cậu được người dân khu vực xảy ra tai nạn đưa đi bó nẹp rồi chuyển tiếp tới một bệnh viện lớn ở Hà Nội mổ cấp cứu. Những tưởng tới đây, chàng trai trẻ sẽ hồi phục và rồi trở lại cuộc sống bình thường. Nhưng không, chỉ vài ngày sau khi được xuất viện trở về nhà, Tiệp lại phải nhập viện một lần nữa để điều trị chứng viêm rò xương khớp.
“Họ hẹn em cuối năm vào bệnh viện mổ nạo khớp háng. Nhưng rồi nạo tới 2 lần, hết 2/3 xương khớp háng, thậm chí phải chờ xương phát triển thêm để nạo tiếp, vậy mà chứng viêm của em vẫn không hết.
Các bác sĩ thấy vậy mới yêu cầu hội chẩn toàn bệnh viện, lúc đó em cũng được tham dự. Ở đấy, họ bảo em là nếu lần mổ thứ ba này vẫn không khỏi viêm, thì họ sẽ tháo khớp háng, bỏ đi chân phải của em, và em sẽ phải ngồi xe lăn cả đời” – Tiệp kể.
Rơi vào tuyệt vọng
Viễn cảnh trở thành người một chân, tàn tật, què cụt, phải ngồi xe lăn khiến Tiệp rơi vào tuyệt vọng. Mới chỉ có 19 tuổi mà một bên chân đã không còn, rồi tới đây, sẽ sống như thế nào, làm sao mà sống tiếp đây? Không còn một bên chân thì làm được việc gì? Cuộc đời coi như vứt đi.
Tiệp bảo, ý nghĩ bản thân trở nên vô dụng cứ bám vào tâm trí không dứt, ăn mòn cả thế xác cậu. Tiệp sút cân nhanh chóng, trở nên gầy gò xanh xao. Nỗi tuyệt vọng lên đến đỉnh điểm khi Tiệp muốn kết liễu đời mình. Khi đó, người nhà phải trông chừng Tiệp mọi lúc vì sợ cậu sẽ hành động dại dột.
“Khi nghe tin xác định phải cắt chân, em chẳng thiết gì nữa. Bác sĩ bảo, mặt em lúc đó trắng bệch, không còn chút thần sắc nào cả. Em cũng chỉ biết là mình còn thở thì còn sống thôi, chứ đâu biết sau đó mình phải sống làm sao, sống như thế nào.
Thậm chí em muốn chết quách đi, còn hơn là không có chân rồi chẳng làm ăn được gì cả. Lúc còn trẻ mà đã như thế này thì cuộc đời chỉ có đi xuống dốc thôi chứ làm sao mà làm nên trò trống gì.
Nhưng các bác sĩ vẫn cố vớt vát bằng cách cho em dùng kháng sinh liều cao. Dùng thuốc một tháng không đỡ, người em xác xơ như mất hồn, nên em bỏ thuốc luôn, mặc kệ ra sao thì ra” – Tiệp tâm sự.
Sống lại lần nữa
Được một người hàng xóm giới thiệu, Tiệp mang tâm trạng đó tìm gặp lương y Nguyễn Quý Thanh, với hy vọng còn nước còn tát, chứ bệnh viện lớn không cứu được chân của cậu, thì hy vọng gì vào bài thuốc lá lẩu. Tiệp bảo: “Em xác định cắt chân rồi, nên có uống thuốc gì cũng thế thôi. Khi đó, cô Thanh đưa thuốc gì thì uống thuốc đấy, chứ cũng chả có hi vọng là cái chân nó sẽ khỏi. Em vừa uống thuốc của lương y Thanh, vừa thầm đếm ngày chờ đợi đến lúc phải cưa chân, rồi nhận lại cái chân thối của mình đem về chôn trước”.
Nhưng bất ngờ thay, khi uống thuốc của bà Thanh, chỉ sau 6 ngày, Tiệp không còn bị chảy dịch viêm rò khớp háng nữa. 10 ngày tiếp theo, vết thương khô dần và đóng vảy, và một tháng sau đó, cậu có thể tập đi lại mà không cần đến nạng.
“Không ngờ thuốc đông y lại hay đến thế. Em chỉ mất có hai tháng uống thuốc, vậy mà chân em gần như khỏi hẳn. Không tin được vào mắt mình, em còn đi tái khám ở Bệnh viện Việt Đức để kiểm tra lại xem có đúng là chân mình khỏi thật hay không.
Kết quả chụp chiếu, xét nghiệm khiến em hết sức vui mừng, cảm thấy như mình đang được sống lại một lần nữa: Chứng viêm rò khớp háng đã biến mất hoàn toàn. Như vậy, em không phải cưa chân, cũng không phải ngồi xe lăn hay gì cả” – Tiệp nói.
Chỉ đến khi bệnh gần khỏi, Tiệp mới biết anh được uống bài thuốc đông y gia truyền có tên An cung trúc hoàn, có từ 300 năm trước, mà truyền nhân là lương y Nguyễn Quý Thanh.
Khi chân lành lặn hẳn cũng là lúc Tiệp bắt đầu một cuộc đời mới. Tiệp bảo, mình như vừa được vớt từ cửa địa ngục lên, và được sống lại một lần nữa thì phải sống cho ra sống. Tiệp xuống Hà Nội đi học trở lại, chuyển hẳn sang học ngành dược và y học cổ truyền. Tiệp bảo, vì quá thần tượng đông y, nên cậu muốn học ngành này, để tìm hiểu sâu về nó.
Chỉ vào cái chân với vết sẹo dài, Tiệp bảo, thuốc của lương y Thanh kỳ diệu lắm. Dù cậu phải chịu một vết mổ lớn, cắt gần hết xương khớp háng, thế mà khi trái gió trở trời, lại chẳng hề bị đau đớn hay gặp bất cứ phiền toái nào. Mặc dù so với chân trái, chân phải bị thiếu đi mất 2 cm, nhưng các hoạt động sống của Tiệp vẫn diễn ra bình thường.
Nhắc đến lương y Nguyễn Quý Thanh, Tiệp bỗng trở nên hồ hởi: “Các bác sĩ bệnh viện đã làm hết sức để cứu chân của em rồi, em rất cám ơn các bác sĩ. Thế nhưng, với lương y Nguyễn Quý Thanh thì em biết ơn suốt đời, bởi nếu không có thuốc của bà, sẽ không có em ngày hôm nay. Em được sống lại một lần nữa, có công việc ổn định, có cuộc đời mới là hoàn toàn nhờ vào tài năng của bà”.
AN CUNG TRÚC HOÀN là bài thuốc đông y gia truyền của lương y Nguyễn Quý Thanh, có tác dụng hỗ trợ, điều trị tai biến mạch máu não. Bài thuốc được điều chế từ phương thuốc bí truyền dòng họ Nguyễn Quý – Thái y triều Lê.
An cung trúc hoàn ngoài tác dụng phòng ngừa đột quỵ, hỗ trợ điều trị sau tai biến, thì nó có tác dụng tiêu viêm, thông kinh lạc rất mạnh. Vì thế, với những bệnh nhân bị tắc mạch do tụ máu, hoại tử sau tai nạn, thuốc có tác dụng rất nhanh và mạnh.
Nguồn: Báo VTCnews
Có văn fòng ở hà- nội o ?