Thiếu máu não là một trong những bệnh lý thường gặp nhất ở mọi lứa tuổi, từ già, trẻ, trung niên, thanh niên vv… Bệnh thiếu máu não ban đầu không gây ra biến chứng cụ thể nào đáng ngại. Nhưng thời gian kéo dài dễ dẫn đến tai biến mạch máu não, đột quỵ.
Nội Dung Chính Trong Bài Viết
Thiếu máu não là gì?
Thiếu máu não là tình trạng bệnh nhân bị thiếu máu nuôi một bộ phận nào đó của não (tức thời – lâu dài). Khi bị thiếu máu não vùng nào thì cơ quan chức năng của vùng não đó điều hành sẽ bị ảnh hưởng.
Nguyên nhân?
Nguyên nhân của thiếu máu não có thể là do khí huyết đều hư, hẹp động mạch cảnh, dẫn đến tình trạng ứ huyết, giảm lưu hành máu. Huyết ứ và hư sẽ làm giảm chất lượng, khối lượng máu để nuôi não.
Ngoài ra các thói quen sau cũng là nguyên nhân gây nên thiếu máu não như; Nằm gối quá cao, Ngồi máy tính nhiều, Ăn nhiều chất béo, Nghiện điện thoại, Ít vận động.
Triệu chứng?
Triệu chứng thiếu máu não thường có các biểu hiện như; Liệt nhẹ nửa người, rối loạn cảm giác, chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu, choáng váng, tụt huyết áp, lạnh người, vắng ý thức nhất thời vv… Thiếu máu não kéo dài rất dễ gây ra tai biến mạch máu não và để lại di chứng nặng nề.
Rối loạn tuần hoàn não có thể để lại di chứng nặng nề. Những biểu hiện thường gặp của rối loạn tuần hoàn não như; đau đầu lan toả, nhức hoặc ê ẩm, nặng đầu, ù tai, chóng mặt, hoa mắt, mất cân bằng, xây xẩm mặt mày, mất ý thức, đột quỵ vv… Rối loạn tuần hoàn não nặng có thể gây ra xuất huyết não, nhũn não, liệt nửa người tử vong đột ngột.
Đau đầu:
Người bị thiếu máu não thường hay bị triệu chứng này. Những cơn nhức đầu khủng khiếp luôn ghé thăm. Lúc đầu, bạn chỉ bị đau nhói một vùng nào đó cố định, sau đó dần dần cơn đau sẽ lan ra khắp đầu. Người bệnh sẽ có cảm giác đầu mình nặng trịch nhất là khi phải di chuyển, suy nghĩ nhiều hay khi mới ngủ dậy.
Suy giảm trí nhớ:
Việc thiếu máu não dẫn đến máu không được đẩy lên đủ để não bộ có thể hoạt động. Hiện tượng nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt… xảy ra thường xuyên sẽ khiến bệnh nhân giảm dần trí nhớ, quên nhanh mọi việc. Suy giảm trí nhớ vừa do tình trạng lão hóa ở tế bào não, thoái hóa não, teo não, vừa do tình trạng thiếu máu nuôi não.
Hoa mắt, chóng mặt, ù tai:
Người bệnh rất dễ bị ù tai dù đang ở trong không gian yên tĩnh và không có gió. Những cơn choáng, hoa mắt, chóng mặt và mất thăng bằng sẽ ghé thăm vào những lúc không ngờ nhất. Khi cảm thấy mình đứng không vững nữa hãy dựa ngay vào đâu đó. Nếu không có chỗ bám thì hãy ngồi thụp xuống, tránh để bị mất thăng bằng không tự chủ, không kiểm soát được rất dễ bị ngã ra đằng sau. Đối với người bị bệnh đặc biệt là người già, ngã như vậy rất nguy hiểm gây ra các chấn thương về xương khớp hoặc sọ não.
Tê bì, nhức mỏi chân tay:
Người mắc bệnh thường có cảm giác tê ở đầu các ngón tay, đôi lúc cảm thấy dưới da râm ran như bị kiến bò. Hay bị đau dọc xương sườn, đôi lúc có cảm giác lạnh sống lưng, chân tay nhức mỏi, đau dọc vai gáy và đau dọc các xương sườn. Việc tê đầu ngón tay và toàn thân nhức mỏi do đau xương gây rất nhiều bất tiện đối với người bệnh.
Mất ngủ:
Người bị thiếu máu não rất hay gặp phải các vấn đề về giấc ngủ như ngủ chập chờn, thường gặp ác mộng, ngủ hay thức cũng khó kiểm soát được, tỉnh giấc vào giữa đêm hoặc đến sáng mới ngủ được. Do mất ngủ triền miên nên người bệnh luôn cảm thấy chán nản và mệt mỏi, không có hứng thú cũng như tinh thần để làm việc. Tâm trạng hay gắt gỏng, thờ ơ với mọi thứ xung quanh và rất dễ bị kích động.
Yếu tố nguy cơ cao hẹp động mạch cảnh là trên 40 tuổi, nam nhiều hơn nữ, béo phì, hút thuốc lá, tiểu đường và tăng huyết áp.
Giải pháp?
Thiếu máu não có thể dùng các giải pháp tạm thời như thay đổi thoái quen ăn uống thực phẩm không tốt cho khí huyết, thay đổi tư thế ngồi, nằm ngủ. Nếu bị hẹp động mạch cảnh nên sử lý bằng cách đưa bệnh nhân đến bệnh viên chuyên khoa, khám, phẫu thuật. Ngoài ra quý vị nên sử dụng các thuốc có tác dụng hành khí, hoạt huyết, bổ huyết làm tăng cường lưu thông máu, bổ sung dưỡng chất cho máu đi nuôi não.
Nhận biết cơn thiếu máu não thoáng qua và nhồi máu não
Cơn thiếu máu não thoáng qua là tình trạng thiếu máu não gây ra các triệu chứng tương tự như đột quỵ nhồi máu não nhưng hồi phục nhanh và hoàn toàn trong vài phút, vài giờ và không quá 24 giờ. Cơn thiếu máu não thoáng qua là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ nặng có thể xảy ra trong tương lai gần ở khoảng 30 – 40% số bệnh nhân. Chính vì vậy, bệnh nhân và gia đình không được bỏ qua triệu chứng này (kể cả đã hồi phục hoàn toàn), cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được chẩn đoán xác định và can thiệp kịp thời, không bỏ lỡ cơ hội cứu sống bệnh nhân và phục hồi nhanh các triệu chứng thần kinh.
Nhồi máu não là tình trạng tế bào não bị chết do dòng máu nuôi não bị tắc đột ngột và không hồi phục lưu thông trong vòng 6 – 8 giờ. Triệu chứng thần kinh khi bị nhồi máu não phụ thuộc vào vị trí, kích thước động mạch bị tắc: đột ngột hôn mê, lú lẫn, chậm chạp, nhưng có thể ý thức vẫn bình thường, kèm theo hoặc không kèm theo kích thích vật vã, liệt nửa mặt (méo miệng, uống nước bị rớt ra ngoài…), liệt nửa người (bị rơi đồ vật đang cầm trên tay, bị ngã khi đang đứng), nói khó hoặc không nói được…
Cách xử lý thiếu máu não?
Thiếu máu não gây nên những hiện tượng bất thường, nhanh chóng. Vì vậy nếu có những dấu hiệu như trên quý vị nên thận trọng, nghỉ ngơi hợp lý, đi thăm khám định kỳ. Đặc biệt không hoạt động mạnh hay tăng cảm xúc để phòng ngừa tai biến mạch máu não thực sự. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc chống đông máu, hạ huyết nhanh chóng.
Chế độ dinh dưỡng!
Khi bị thiếu máu não quý vị cần một giải pháp tổng thể. Thay đổi chế độ dinh dưỡng, ăn nhiều chất xơ, giảm mỡ, đường, muối, nhiều vitamin. Ngoài ra quý vị phải hạn chế chất kích thíc, rượu bia, cà phê, ăn nhiều rau xanh, quả tươi. Tuyệt đối không được hút thuốc lá.
Tập luyện thể thao!
Để ngăng ngừa tình trạng thiếu máu não kéo dài, ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý quý vị cần một chế độ tập luyện thể dục, thể thảo hợp lý. Nên chạy bộ, đi bộ ít nhất 1 tuần 2 lần, mỗi lần kéo dài 30 phút để tăng hoạt huyết, trao đổi, lưu thông máu.
Thực phẩm tốt cho người thiếu máu não?
1. Rau bina
Những bệnh nhân thiếu máu não cần xây dựng một chế độ ăn nhiều rau xanh, đặc biệt là rau bina để bổ sung máu hiệu quả. Bởi rau bina rất giàu chất sắt cũng như vitamin B12 và axít folic. Đây vốn là các chất dinh dưỡng mà cơ thể luôn cần để làm tăng các tế bào hồng cầu.
2. Táo
Tại nhiều quốc gia phương Tây, táo được xem là loại “siêu thực phẩm” vì có rất nhiều tác dụng với sức khỏe. Bao gồm cả việc cung cấp lượng sắt cần thiết cho cơ thể để điều trị bệnh thiếu máu. Nếu có điều kiện, bạn hãy ăn ít nhất một quả táo mỗi ngày, nếu không thì ăn từ 2 – 3 trái mỗi tuần. Loại táo tốt nhất cho sức khỏe là táo xanh, tuy nhiên khi ăn thì bạn cần phải rửa và ngâm nước muối thật kĩ để loại bỏ các chất bảo vệ thực vật.
3. Chuối
Theo nghiên cứu khoa học, chuối rất giàu chất sắt, nhờ đó mà có thể kích thích sản sinh hemoglobin và nhiều enzym khác cần thiết cho sự hình thành tế bào máu đỏ. Ngoài ra, chuối còn là một nguồn magiê tốt, nhằm hỗ trợ tổng hợp hemoglobin. Ăn một quả chuối chín cùng với một muỗng canh mật ong mỗi ngày 2 lần sẽ là cách điều trị thiếu máu não đơn giản nhưng hiệu quả nhất.
4. Lựu
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, lựu rất giàu chất sắt và các khoáng chất khác như canxi và magiê. Ngoài ra trong loại quả này còn chứa hàm lượng vitamin C nhất định, giúp cải thiện sự hấp thụ sắt của cơ thể. Từ đó giúp hình thành nhiều tế bào máu đỏ và gia tăng mức độ hemoglobin.
5. Chà là
Chà là cũng là một nguồn giàu chất sắt và vitamin C. Các bác sĩ dinh dưỡng khuyên người thiếu máu não nên ngâm vài quả chà là trong một ly sữa và để qua đêm. Sáng hôm sau, ăn chà là và uống sữa khi dạ dày chưa có gì. Đây là cách để bạn tăng cường chất sắt cho cơ thể rất hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhâm nhi một vài quả chà là sấy khô trước bữa sáng và sau đó là uống thêm một ly sữa ấm cũng sẽ có tác dụng tương tự.
6. Nho đen khô
Nhờ nồng độ cao của chất sắt và vitamin C, nho đen khô được các bác sĩ Nội khoa đánh giá là một thực phẩm điều trị bệnh thiếu máu rất hiệu quả. Cụ thể, vitamin C sẽ giúp tăng cường khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể, từ đó làm tăng các tế bào hồng cầu và hemoglobin.
Ngâm 10-12 quả nho đen khô trong nước qua đêm. Sáng hôm sau, vớt chúng ra khỏi nước, bỏ hạt và thưởng thức. Những người bệnh bị thiếu máu nên duy trì thói quen này trong một vài tuần, sử dụng trước khi ăn sáng sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.
7. Thịt bò
Trong thịt bò có chứa nhiều protein và vitamin nhóm B (vitamin B12, B6), khoáng chất như kali, kẽm, magie và giàu chất sắt.
8. Cá hồi
Trong cá hồi có chứa nhiều loại vitamin, nhất là vitamin B6, B12, D, A cùng nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe như canxi, kali, photpho, kẽm, đồng, mangan… Đặc biệt, trong 100 mg thịt cá hồi còn có chưá 0,7 mg sắt, bởi vậy đây cũng là nguồn bổ sung sắt rất tốt cho người thiếu máu.
9. Bí đỏ
Với hàm lượng chất sắt dồi dào có trong quả bí đỏ chín là yếu tố quan trọng khắc phục và chống lại bệnh thiếu máu.
10. Gan heo
Gan heo là là thực phẩm lý tưởng dành cho những người bị thiếu máu do có chứa rất nhiều chất sắt, protein.
11. Cây mía
Trong cây mía đường chứa số lượng lớn các nguyên tố vi lượng, bao gồm cả sắt, kẽm, canxi, phốt pho, mangan, … trong đó có hàm lượng sắt cao nhất lên đến 9mg cho mỗi kg, đây là mức sắt cao nhất trong thực phẩm nên rất tốt cho máu. Tuy nhiên, theo quan điểm của y học Trung Quốc, những người có gan, lá lách yếu nên hạn chế ăn mía.
12. Trứng
Khi nói đến thực phẩm điều trị bệnh thiếu máu tự nhiên, bạn không nên quên về trứng. Trứng bao gồm tất cả các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần nên dễ dàng tái tạo lai lượng máu mà bạn đang thiếu hụt. Nếu hệ thống tiêu hóa của bạn “làm việc” không tốt, hãy ăn trứng luộc vào buổi sáng để cải thiện tình hình.
Hải sản – Tăng cường máu cho cơ thể
Các loại hải sản được xếp vào danh sách các loại thực phẩm có ích trong điều trị thiếu máu bởi chúng có chứa khá nhiều sắt, đặc biệt là sò (trong 85mg có 13mg). Hải sản còn chứa nhiều vitamin B12. Thiếu hụt loại vitamin này cũng khiến cho cơ thể mắc bệnh thiếu máu.
13. Rau diếp
Trong rau diếp chứa các vi lượng nguyên tố kẽm và sắt nhất định. Chất sắt trong rau diếp khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ phòng ngừa được chứng thiếu máu do thiếu sắt. Đối với người mắc chứng cao huyết áp và bệnh tim mạch, rau diếp chứa hàm lượng kali phong phú, có tác dụng cân bằng lượng muối trong cơ thể, lợi tiểu, làm giảm huyết áp, và phòng tránh hiện tượng tim đập nhanh bất thường.
14. Cà rốt
Nhờ hàm lượng beta-carotene phong phú mà cà rốt được biết đến như một thực phẩm đem lại lợi ích tuyệt vời cho đôi mắt. Không chỉ vậy, beta-carotene còn là một chất dinh dưỡng đặc biệt rất có công hiệu trong việc bổ máu.
Cà rốt có nhiều chất bổ khác như các vitamin A, B, C, D, E, axit folic, kali và sợi pectin (giúp hạ cholesterol máu). Những nguyên tố như canxi, đồng, sắt, magiê, mangan, phốt pho, lưu huỳnh… có trong cà rốt đều ở dạng dễ hấp thu vào cơ thể hơn bất kỳ thuốc bổ nào.
15. Bông cải xanh
Ai cũng biết bông cải xanh có rất nhiều tác dụng với sức khỏe, đặc biệt là tác dụng bổ sung dinh dưỡng, tăng cường chất xơ giúp giảm cân. Thế nhưng không phải ai cũng biết bông cải xanh còn chứa nhiều sắt, giúp cải thiện chất lượng máu trong cơ thể. Bạn hãy ăn bông cải xanh nếu muốn cải thiện hàm lượng hemoglobin vì 100gr bông cải xanh chứa 2,7mg sắt. Ngoài ra, bông cải xanh cũng cung cấp vitamin A , C và magiê.
Thuốc đông y chữa thiếu máu não?
Thuốc đông y rối loạn tiền đình của lương y Nguyễn Quý Thanh dành cho những bệnh nhân có triệu chứng sau:
+ Chức năng vỏ não hư tổn, thiếu ôxi não, thiếu máu não, rối loạn tiền đình, giảm trí nhớ, say tàu xe
+ Choáng váng và hoa mắt khi đứng lên ngồi xuống
+ Huyết áp cao – thấp, mất thăng bằng cơ thể
+ Thoái hóa chất trắng trong não đi cứ lao đầu về trước.
+ Mất trí nhớ do tai biến và tai nạn, người cao tuổi hay quên, trẻ con không tập trung học tập, phụ nữ hay quên sau sinh, tay chân buồn bực.
Bài thuốc đông y rối loạn tiền đình đã cứu giúp hàng ngàn bệnh nhân bị thiếu máu não, say tầu xe, giảm trí nhớ phục hồi trở lại. Quý vị có thể liên hệ tư vấn theo: 0971818929 – 0947195131