Ròng rã suốt 10 năm trời chiến đấu giành giật sự sống, cuối cùng phép màu cũng đã tìm đến với “cụ Thành tai biến xóm 3”.
Tai biến, vỡ mạch máu não, huyết tán lan rộng 9cm, hôn mê bất tỉnh liên tiếp 9 ngày trời, những tưởng ông Nguyễn Quang Thành, 70 tuổi, khó qua khỏi. Thế nhưng, ròng rã suốt 10 năm trời chiến đấu giành giật sự sống, cuối cùng phép màu cũng đã tìm đến với “cụ Thành tai biến xóm 3”.
Nội Dung Chính Trong Bài Viết
10 năm vật lộn với 4 lần tai biến
Tròn 10 năm sau cái ngày ông Nguyễn Quang Thành (Xóm 3, Hải Cường, Hải Hậu, Nam Định), đang ngồi trên xe máy đi chợ, bỗng ngã lăn quay bất tỉnh vì vỡ mạch máu não, giờ đây, ông được nhiều người từ trong làng đến ngoài xã biết đến hơn, bởi sự nhẫn nại tập luyện, dày công chữa bệnh tai biến và sống lại thần kỳ.
Nhớ lại giờ phút định mệnh hôm 11/1/2007, ông Thành vẫn chưa hết bàng hoàng. Như mọi ngày, cứ 7h sáng là ông dắt xe máy ra khỏi nhà để lên chợ Cồn (Chợ thuộc thị trấn Cồn), mua thức ăn cho cả nhà. Vừa di chuyển được quãng đường hơn 1km, ông thấy trong người xuất hiện cùng lúc quá nhiều biểu hiện lạ: hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, rồi mặt mũi xây xẩm. Không đủ bình tĩnh để phản ứng, ông chỉ kịp gạt chân trống xe và hô duy nhất một câu: “Cứu tôi với!”.
Sau 9 ngày hôn mê sâu, khi tỉnh dậy, ông thấy mình đang nằm trên giường bệnh với dây dợ lằng nhằng bao quanh. “Bao nhiêu năm chinh chiến nơi trận mạc, thân hình vạm vỡ của tôi chưa bao giờ tốn một viên thuốc hay xây xước vì đạn dược, vậy mà lại có ngày nằm viện vì cơn tai biến không nghĩ sẽ ập vào mình như vậy. Tôi không thể tin mình đang khỏe mạnh mà đùng một cái tôi nằm một chỗ, tứ chi mất hết cảm giác, sức khỏe kiệt quệ. Tôi thấy bất lực vô cùng”, ông Thành xúc động khi nhớ lại chuyện cũ.
Những tháng ngày rõng rã nằm điều trị ở tuyến huyện, sức khỏe ông không tiến triển, nên gia đình đành tìm hướng đi tốt hơn. Bệnh viện Quân y 5 ở Ninh Bình chính là địa chỉ mà suốt gần 10 năm nay ông Thành lui tới.
Con cháu dốc hết tài sản để chữa bệnh cho bố. Các loại thuốc, thực phẩm tốt nhất của Hàn Quốc, Singapore, Mỹ, châu Âu… đều được con cái mua về điều trị, thế nhưng, sức khỏe của ông chỉ dừng lại ở mức dần phục hồi chứ chưa thực sự tiến triển, các di chứng để lại vẫn còn khá nặng nề.
Giữa năm 2008, sức khỏe tạm ổn, không chịu nổi cảnh bó buộc bên giường bệnh, ông đòi con cái cho về nhà, vừa vận động các bài tập chân tay vừa điều trị thuốc.
Năm 2009, bệnh tai biến tái phát. Gia đình lại tiếp tục khăn gói đưa ông lên viện Quân y 5 cấp cứu. Ông lại giữ được tính mạng.
Lần tai biến tái phát này, dù được điều trị tích cực, song sức khỏe chuyển biến rất chậm. Hễ ai mách ở đâu có thuốc tốt, thầy giỏi là gia đình ông lại lên xe tìm đến mua thuốc, điều trị. Thế nhưng, hết viện nọ đến thuốc kia đều không giúp sức khỏe ông cải thiện.
Có người trong làng mách ông bên huyện Trực Ninh, Nam Định, có thầy thuốc đông y giỏi, con gái ông đêm hôm lặn lội tìm đến mua thuốc cho cha. “Thuốc đem về, vừa uống ấm đầu tiên tôi thấy người mệt lả, đi ngoài không ngừng lại được, người bắt đầu đuối dần rồi kiệt sức luôn. Lúc đó tôi không đứng vững được chứ đừng nói là bước đi. Từ bấy, tôi sợ thuốc đông y”, ông Thành kể lại.
Sau lần nằm Viện Quân y 105, kết hợp uống thuốc đông y gia truyền của một thầy lang, đầu năm 2012, ông lại bị tai biến tái phát lần nữa. Nhưng rồi, ông lại một lần nữa thoát chết kỳ diệu. “Cái số tôi nó phải sống cháu ạ”, ông cười phá lên xen lẫn những hồi ức kinh hoàng từ tai biến.
Chưa dừng lại ở đó, dường như ông trời còn muốn tiếp tục thử độ nhẫn nại chiến đấu bệnh tật của người đàn ông đã ở cái tuổi thấp thập cổ lai hy. Đỉnh điểm, là cuối năm 2012, ông bị tai biến lần thứ 4, nhập viện cấp cứu trong tình trạng lưỡi đã cứng, nửa thân người không còn cảm giác.
Lúc này, thứ còn lại duy nhất chính là ngôi nhà và mảnh đất. Các con đã quyết định bán nốt mảnh đất cạnh ngôi nhà cấp 4 với giá 100 triệu để lấy tiền chạy chữa thuốc thang cho cha. Mạng sống ông giữ lại được, nhưng tình trạng sức khỏe thì tồi tệ.
Quá trình điều trị rất tốn kém, nhưng các biến chứng vẫn còn nguyên dạng, không cải thiện chút nào. Thuốc Tây nạp vào người không còn tác dụng nữa. Lúc này, ông được mách sử dụng thuốc An Cung Ngưu Hoàng Hoàn của Trung Quốc. Ông cũng đã dùng thử, nhưng không thấy có tác dụng gì.
Trong tổng số 4 lần tai biến, thì riêng năm 2012, ông bị 2 lần, lần nào cũng nguy kịch, cận kề cái chết. Gia đình đã tốn vài trăm triệu điều trị tai biến mạch máu não, nhưng bệnh vẫn nguyên vẹn. Đã có lúc ông nghĩ tiêu cực: “Các con đã tìm đủ mọi cách cứu chữa để giữ lại mạng sống cho tôi nhưng đều không thành. Nhiều lúc, tôi nghĩ đến việc sớm nhắm mắt xuôi tay để vợ và các con bớt khổ, bởi suốt ngày từ ăn uống, vệ sinh, đều trên chiếc giường nhỏ, trở thành gánh nặng cho gia đình. Tôi tính chết quách đi cho rồi”.
Hồi sinh kỳ diệu khi thấy tìm được An Cung Trúc Hoàn
Nhận thức được sự nguy hiểm của bệnh tai biến và cảm thấy sự thay đổi đi xuống trầm trọng của sức khỏe, ông Thành xuất viện trở về nhà, tích cực tập các bài tập Phật dạy, thay đổi chế độ dinh dưỡng và đặc biệt chăm chỉ tìm tòi, học hỏi kiến thức y khoa từ sách báo.
Trong một lần đọc báo, ông bắt gặp bài viết nói về một loại thuốc gia truyền Việt Nam có từ thời Lê và bài báo đã đem đến cho ông hy vọng. Mất vài tiếng để tìm hiểu và ông đưa ra quyết định trải nghiệm loại thuốc cổ phương này. Ông đã bấm số điện thoại và được nghe nhà thuốc tư vấn, mặc dù còn nhiều nghi hoặc nhưng ông quyết định mua liền lúc 4 lọ về uống dần.
Kể đến đây, ông quay sang cười nói vui vẻ: “Để mà quyết định mua 4 lọ thuốc được truyền thông trên sách báo về uống, quả thật tôi cũng khá mạo hiểm. Nhưng báo đã dẫn một loạt con người thực tế được cứu sống từ thuốc An Cung Trúc Hoàn rồi, tôi cũng tạm yên tâm phần nào. Không thử sao biết. Đấy, có thử, có mạo hiểm thì tôi mới có ngày hôm nay ngồi đây nói chuyện với các cô chứ. Với tôi, nó như lọ thuốc “thần” vậy!”.
Điều thú vị, là ông Thành đã dùng thơ để mô tả tỉ mỉ những tiến triển sức khỏe trong quá trình sử dụng bài thuốc cổ truyền có từ thời Lê mang tên An Cung Trúc Hoàn. Ông bảo, dùng thuốc ông thấy sức khỏe thay đổi từng ngày, khiến cảm xúc dâng trào, nên những vần thơ êm mượt cứ thế tự tuôn ra. Đó là những cảm xúc thật với ông, bởi sự thay đổi sức khỏe quá rõ rệt. Cứ mỗi ngày ông lại làm một bài thơ, cứ hết một lọ thuốc, ông lại làm một áng thơ đầy cảm xúc nói về lọ thuốc ấy.
Ông Thành vẫn nhớ rõ, ngày 15/7/2016 ông bắt đầu sử dụng thuốc đông y An Cung Trúc Hoàn. Ông kể: “Uống ngụm thuốc đầu tiên, vị thuốc mà đến giờ tôi vẫn nhớ như in chính là rất thơm ngon và dễ uống, không như những gì tôi tưởng tượng là đắng ngắt hoặc ngai ngái chát lịm. Dùng thuốc xong, tôi nghỉ ngơi 30 phút rồi đứng dậy thấy đi bộ lạ hơn, giữa trưa hè mà tôi đi lại được nhiều hơn mọi ngày. Sau khi uống hết lọ thuốc đầu tiên, tôi từ một người liệt giường có thể bật dậy đi lại bình thường mà không cần bấu tay vào ghế nhựa nữa”.
Khi vừa kết thúc lọ thuốc đầu tiên, từ cảnh phải bấu tay di chuyển ông đã tự đi bộ được vài vòng sân mỗi buổi sáng. Khi uống hết lọ thứ hai ông đã đi bộ được tới 26 vòng vào sáng sớm. Trước đó, ông thường xuyên mất ngủ, thì khi dùng thuốc ngủ rất sâu giấc, đủ 8 tiếng/ngày.
Đặc biệt, thay đổi đáng mừng nhất, là từ ông “Thành điếc”, khi uống hết lọ thuốc thứ 2, thính giác ông cải thiện rõ rệt, nghe rõ hơn nhiều so với trước đó. Đêm hôm, dậy đi vệ sinh, ông không còn cần nhờ đến các con nữa.
Dùng hết vài lọ thuốc An Cung Trúc Hoàn, ai cũng kinh ngạc trước sự thay đổi của ông Thành. Ông đã có thể vươn tay, dang chân mà không bị tê bì cứng đơ, đầu óc nhẹ nhàng, các mạch máu được lưu thông, ông đã nói tròn vành rõ tiếng mà không lo méo miệng như trước.
Là người từng hoạt động trong quân đội, ông khá khắt khe với bản thân. Ngoài việc dùng thuốc, ông còn duy trì đều đặn các bài tập thể dục chân tay. Dùng hết 12 lọ thuốc, ông trở thành người gần như bình thường. Ít ai nghĩ ông đã từng trải qua 4 trận tai biến khủng khiếp đến chết đi sống lại.
Trở thành “nhà thơ” sau khi thoát bệnh!
Theo lời ông Thành, chính thuốc ông y An Cung Trúc Hoàn là nguồn cảm hứng khiến ông cho ra đời hàng trăm bài thơ. Ngoài những vần thơ ngẫm nghĩ sự đời, thì hầu hết là kiến thức chăm sóc sức khỏe trong cuộc sống hằng ngày.
Khi được hỏi về những “áng thơ” ca ngợi thuốc đông y An Cung Trúc Hoàn, ông chia sẻ: “Tôi tham gia quân ngũ từ năm 18 tuổi. Vào bộ đội, ngoài cầm súng chiến đấu tôi còn đi đầu trong phong trào văn nghệ, sáng tác thi ca. Tôi làm thơ rất nhiều, khi hòa bình lập lại, vì mải mưu sinh cuộc sống nên tôi không làm thơ nữa. Bẵng đi rất lâu, mãi khi tôi bị tai biến, từ quá trình tuyệt vọng chiến đấu với bệnh tật suốt 10 năm, bỗng nhiên như được sinh ra lần nữa, đầu óc tự dưng sáng láng, nên thơ thẩn cứ thế tuôn ra”.
Số lượng thơ ông Nguyễn Quang Thành viết về thuốc đông y An Cung Trúc Hoàn đủ để in thành tập thơ dày. Nó không chỉ là những vần thơ đơn thuần, mà còn là tập nhật ký thời kỳ dùng thuốc trị bệnh. Mỗi bài thơ đều gắn với mốc thời gian cụ thể, những dấu hiệu thay đổi sức khỏe, và hơn cả là những biến chuyển rõ rệt tích cực khi ông Thành trải nghiệm thuốc của dòng họ Nguyễn Quý, được truyền từ các Thái y triều Lê cách đây 300 năm.
“Trường ca” uống thuốc đông y An Cung Trúc Hoàn của ông Thành có thể coi là những lời tâm sự, sẻ chia thật lòng của một cụ ông 70 tuổi hồi sinh kỳ diệu sau 10 năm tai biến mạch máu não.
Bệnh nhân liên hệ tư vấn về An Cung Trúc Hoàn theo sđt Lương y Nguyễn Quý Thanh: 0971818929-0947195131
Nguồn: Báo điện tử VTC News.
Xin trích vài câu thơ trong “tập thơ” viết về bài thuốc mà ông Thành đang dùng:
* “Hôm nay uống thuốc An Cung/ Trong lòng chộn rộn nửa mừng nửa lo/ Liệu rằng có được như mơ/ Hay là tan biến đợi chờ uổng công/ 10 năm đột quỵ cầu mong/ Các nhà khoa học chế xong thuốc thần/ Thế rồi ước nguyện đến gần/ Hôm nay đã có thuốc thần An Cung/ Tên thuốc “An cung Trúc Hoàn”/ Thấy rằng để uống, an toàn thơm ngon/ Lúc sau đi bộ lạ hơn/ Mùa hè nắng nóng đi hơn mọi ngày…”.
* “Chiều nay một chuyện cỏn con/ Đó là đi bộ, ai còn lạ chi/ Đi bộ mà lại lạ kỳ/ Chiều nắng dữ dội mà đi tuyệt vời/ Bước đi sao thấy thảnh thơi/ Chân bước thoăn thoắt như trời bảo đi/ Sáng nay đi khó cực kỳ/ Thế mà chiều lại bước đi dễ dàng”.
* “Sáng sau, bước cũng nhẹ nhàng/ Chắc 10 ngày nữa rõ ràng việc trên/ Tay liệt cứng ngắc như quên/ Tưởng rằng nó chẳng có trên đời này/ Dạo này thời tiết đang thay/ Chắc sắp rét đậm, ít ngày nữa thôi/ Bệnh này mẫn cảm quá rồi/ Lại trời thử thuốc thôi, lạ gì/ Sáng nay cứng ngắc 2 chi/ Chi trên, chi dưới biết đi thế nào/ Quyết tâm ý chí phải cao/ Như trong mặt trận ngày nào ta qua/ Mưa gió đâu có thuận hòa/ Buổi chiều nắng dữ ta qua thế nào/ Thế mà đi tốt chẳng sao…”.